Khung thành thủ môn và những tiêu chuẩn có thể bạn chưa biết
Tin bóng đá | by
Khi nhắc đến bóng đá thì khung thành thủ môn chính là biểu tượng được người ta nhớ đến ngoài trái bóng tròn. Nếu bạn là fan hâm mộ môn thể thao này, liệu bạn có hiểu rõ về cầu môn không? Vị trí này có tiêu chuẩn FiFa gì? Hãy cùng 90 Phut tìm hiểu rõ hơn về những vấn đề trên nhé!
Khung thành thủ môn là gì?
Khung thành thủ môn hay còn gọi cầu môn (hoặc gôn). Đây là một vị trí quan trọng không thể thiếu trên sân bóng đá. Trong các trận đấu dù nghiệp dư hay chuyên nghiệp thì cũng không thể nào thiếu 2 chiếc cầu môn. Khung thành chính là vùng cấm địa của một đội bóng trong các trận đấu.
Cầu môn là nơi các cầu thủ nhắm tới và đích cuối cùng của các đợt tấn công. Nó cũng là vị trí mà thủ môn mỗi đội phải bảo vệ bằng cách bắt và cản phá. Khi hai đội tham gia thi đấu thì sẽ tìm cách để đưa bóng vào khung thành của đối phương. Nếu bên nào có thể đưa bóng vào cầu môn của đội bạn nhiều hơn thì sẽ chiến thắng.
Cầu môn có cấu tạo bằng 1 xà ngang và 2 cột dọc đặt vuông góc với đường biên ngang. Khung thành được đặt cố định ở vị trí chính giữa của đường biên ngang. Phía sau cầu môn sẽ được giăng lưới lên để phân biệt các tình huống bóng dễ dàng hơn. Trong sân thì khung thành thủ môn sẽ được đặt ở chính giữa 2 đầu sân.
Tìm hiểu sơ lược về khung thành
Vai trò và ý nghĩa của khung thành thủ môn
Khung thành thủ môn có vai trò rất quan trọng trong bóng đá. Cụ thể:
-
Biểu tượng cho trận đấu: Bảo vệ khung thành là mục tiêu chung của mỗi đội bóng. Nó biểu tượng cho sự quyết tâm và cạnh tranh gay gắt giữa 2 đội tham gia thi đấu.
-
Sự kỳ vọng: Trong mỗi cuộc chạm trán, cầu môn chính là sự kỳ vọng của tất cả mọi người từ đồng đội, huấn luyện viên, fan hâm mộ. Tất cả đều mong rằng thủ môn sẽ giữ sạch lưới để bảo vệ thành tích của đội.
-
Trọng tâm của sự phòng ngự: Điểm đến cuối cùng của các cú sút chính là cầu môn. Vì thế, các đội sẽ phải cố gắng ghi bàn và ngăn chặn cú sút từ đối phương. Vì thế trở thành trọng tâm của hàng phòng ngủ.
-
Bảo vệ lưới: Các thủ môn trấn giữ khung thành sẽ bảo vệ lưới khỏi các cú sút từ đội đối thủ. Họ phải vận dụng các kỹ năng, phán đoán để ngăn chặn đường đi vào lưới. Các cầu thủ phải đảm bảo an toàn cho khung thành để cưới không bị thủng.
Ý nghĩa quan trọng của khung thành thủ môn
Tiêu chuẩn về cấu trúc khung thành thủ môn
Liên đoàn bóng đá FiFa sẽ quy định rõ ràng về cấu trúc khung thành thủ môn. Cụ thể, các cầu môn sẽ cấu tạo từ:
-
Cột dọc: Hai bên khung thành sẽ có 2 cột dọc. Nó nằm phía bên ngoài của khu vực cấm địa và khu vực lưới. Mỗi cột sẽ có chiều khoảng 2.44 tùy theo kích thước sân.
-
Thanh ngang: Dùng để nối giữa 2 cột dọc nằm vuông góc với 2 cột dọc và song song với với mặt đất. Thanh ngang thông thường sẽ có chiều rộng khoảng 7.32m.
Tiêu chuẩn về cấu trúc của cầu môn
Tiêu chuẩn về kích thước khung thành thủ môn trong bóng đá
Khung thành cao, rộng bao nhiêu sẽ phụ thuộc vào số lượng cầu thủ thi đấu và tỉ lệ thuận với diện tích của sân. Vì thế trên thực tế có rất nhiều loại khung thành tương ứng với kích thước khác nhau. Thông thường, cầu môn sẽ chia làm 3 loại chính như sau:
Khung thành sân 5 người
Sân 5 người là kiểu sân mini có chiều rộng 16 - 25m, chiều dài từ 36 - 42m. Kích thước khung thành thủ môn của sân này sẽ tương ứng với:
-
Chiều rộng: 3m
-
Chiều cao: 2m
-
Độ câu: 1.2m
-
Độ rộng của cột dọc, bề dày của xà ngang là 8cm.
Kích thước tiêu chuẩn của khung thành thủ môn
Khung thành thủ môn sân 7 người
Sân bóng đá 7 người có diện tích lớn hơn sân mini. Do đó kích thước khung thành cũng lớn hơn và tỉ lệ thuận với sân bóng. Theo tiêu chuẩn FiFa thì khách thước của cầu môn sân 7 người được quy định:
-
Chiều rộng: 6m
-
Chiều sâu: 1.2m
-
Chiều cao: 2.1m
-
Bề ngang của cột dọc, xà ngang: 12cm.
-
Khung thành đặt giữa đường biên ngang và cách 2 cột cờ 6m.
Cầu môn sân 11 người
Sân bóng 11 người sẽ dùng cho thi đấu bóng đá chuyên nghiệp và khung thành thủ môn tiêu chuẩn sẽ có quy định như sau:
-
Chiều rộng: 7.32m
-
Chiều sâu: 1.5m
-
Chiều cao: 2.44m.
Các vật liệu cấu tạo nên khung thành thủ môn
Khung thành thủ môn phải được thiết kế từ các vật liệu có độ bền cao và khả năng chống ăn mòn tốt để đảm bảo sự an toàn cho cầu thủ. Một số loại vật liệu được sử dụng đó là:
-
Thép: Thông thường khung thành sẽ được làm từ thép. Bởi vì loại vật liệu này có độ bền cao, chịu lực tốt. Thép giúp cho khung thành trở nên chắc chắn và đảm bảo tính ổn định, độ cứng cần thiết để chịu được các va chạm trong các trận đấu.
-
Hợp kim nhôm: Một số khung thành sẽ làm từ hợp kim nhôm. Bởi vì nó có trọng lượng nhẹ hơn thép mà vẫn có độ bền tốt. Tuy nhiên, giá thành của loại vật liệu này hơi cao so với thép. Vì thế thưởng chỉ dùng trong các sân bóng thi đấu chuyên nghiệp.
-
Sơn chống rỉ: Bởi vì cầu môn thường phải tiếp xúc với môi trường, thời tiết,... Vì thế cần phải sử dụng thêm sơn chống rỉ để tạo ra một lớp bảo vệ để chống lại các yếu tố gây hại.
Các vật liệu làm nên khung thành
Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến tiêu chuẩn của khung thành thủ môn. Hy vọng, mọi người sẽ thu thập được nhiều kiến thức hữu ích hơn về bóng đá từ bài viết trên. Đừng quên theo dõi 90 Phut để cập nhật thêm những những trận đấu kịch tính sắp diễn ra nhé!